Tác hại của bọc răng sứ cần chú ý trước khi thực hiện
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ loại bỏ hết những khuyết điểm như răng thưa, răng sâu, răng sứt mẻ,… đem lại một hàm răng đẹp hoàn hảo cho khách hàng. Do đó, phương pháp này được rất nhiều khách hàng săn đón. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, phương pháp này cũng đem đến một số tác hại không hề nhỏ nếu lựa chọn sai ngay từ đầu. Vậy cũng tìm hiểu những tác hại của bọc răng sứ trong bài viết dưới đây cùng Nha Khoa Việt nhé.
- Tác hại của bọc răng sứ và nguy cơ gặp phải
Bọc răng sứ sẽ chỉ gây tác hại xấu nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật:
1.1. Răng thật bị xâm hại
Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài răng thật của khách hàng đi. Vì thế, răng thật của bạn sẽ bị tiêu hao khá nhiều, dẫn đến cảm nhận ăn nhai không còn giống như lúc trước.
1.2. Răng bị nhạy cảm, ê buốt
Răng bị mài quá mức có thể làm cho ngà răng lộ ra. Từ đó, khiến răng trở nên nhạy cảm, khó chịu với các món ăn đặc biệt là đồ nóng và lạnh.
1.3. Răng bọc sứ dễ bị nứt, vỡ
Răng sứ chất lượng kém, không đảm bảo độ bền cũng như kỹ thuật bọc không đúng có thể khiến răng sứ dễ bị nứt, vỡ sau một thời gian sử dụng. Chưa kể, kỹ thuật bọc sứ của Bác sĩ nếu không chắc chắn còn làm cho mão sứ bong ra khi ăn nhai. Điều này không chỉ gây ra vấn đề về thẩm mỹ mà còn có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.
1.4. Hở cổ chân răng và giắt thức ăn
Một tác hại bọc răng sứ khác người bệnh cần lưu ý đó là tình trạng hở cổ chân răng. Nhiều trường hợp, răng sứ khi được bọc không khít sát vào răng dẫn đến tạo ra khoảng trống. Khi đó, phần nướu quanh chân răng cũng bị chảy xệ xuống, khiến cổ chân răng lộ ra, làm giắt thức ăn trong quá trình ăn uống. Về lâu dài, tình trạng này gây tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
1.5. Viêm nướu và hôi miệng
Kỹ thuật bọc răng sứ không chính xác có thể tạo ra các khoảng trống giữa mão sứ và cùi răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra viêm nướu và hôi miệng. Khoảng trống trên răng cũng là nơi mảng bám tích tụ, gây ra vấn đề về vệ sinh răng miệng.
1.6. Lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn
Lệch khớp cắn xảy ra khi Bác sĩ lấy dấu hàm không chính xác, dẫn đến mão sứ không được chế tác vừa khít với cùi răng thật.
Ngoài ra, kỹ thuật mài răng không đều nhau hoặc Bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn sau khi gắn mão sứ, cũng là nguyên nhân làm sai lệch khớp cắn. Hậu quả của việc này là người bệnh ăn uống khó khăn, dễ bị đau nhức hàm.
1.7. Gây ra bệnh lý răng miệng
Việc bọc răng sứ không đúng kỹ thuật có thể tạo ra khe hở giữa mão sứ và cùi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm lợi, viêm tủy, viêm nha chu, hôi miệng và sâu răng….
Tác hại của bọc răng sứ tại các cơ sở không uy tín, hoặc với tay nghề kém và sử dụng vật liệu không chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn cho sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy luôn chọn lựa các địa chỉ uy tín và tìm kiếm sự tư vấn chuyên sâu từ các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm.
- Làm thế nào để tránh được những tác hại của bọc răng sứ
Bọc răng sứ hoàn toàn có thể tránh xa những biến chứng nguy hiểm nếu bạn thực hiện đúng các lưu ý dưới đây:
2.1. Chỉ thực hiện bọc răng sứ khi thật sự cần thiết
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ, giúp khách hàng sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể bọc răng sứ.
Các trường hợp khác như răng thưa, răng móm, khấp khểnh nặng vốn dĩ không thể thực hiện phương pháp này. Để bảo vệ tốt cấu trúc của răng thì phương pháp điều trị thích hợp nhất lúc này là niềng răng thẩm mỹ để sắp xếp răng về đúng vị trí trên cung hàm. Sau đó, mới tiến hành bọc sứ nếu cần thiết.
Nếu quá lạm dụng phương pháp này, hậu quả sẽ khá nghiêm trọng nên khách hàng hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi làm nha!
2.2. Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng
Các yếu tố như tay nghề bác sĩ, thiết bị nha khoa và vật liệu răng sứ quyết định phần lớn đến kết quả sau làm răng sứ. Do đó, bạn cần lựa chọn một địa chỉ bọc răng sứ uy tín đảm bảo chất lượng cao để bọc răng sứ an toàn và hạn chế rủi ro xuống mức tối thiểu.
2.3. Chăm sóc răng sứ khoa học sau khi bọc
Việc chăm sóc răng sứ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Hãy lưu ý đến việc chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, lựa chọn loại bàn chải lông mềm và chọn kem đánh răng phù hợp để tăng tuổi thọ cho răng sứ.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sau bọc sứ cũng cần đảm bảo. Răng sứ có độ cứng cao song không nên lạm dụng ăn nhiều thức ăn quá cứng, quá dai. Răng sứ có thể bị tổn hại, nhất là những răng đã lấy tủy hoặc bị mòn chân răng.
2.4. Kiểm tra răng miệng định kỳ
Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Bạn sẽ được lấy cao răng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của răng sứ và có những điều chỉnh kịp thời.
Nha khoa xin đính chính lại một lần nữa là tác hại của bọc răng sứ là không hề có. Bọc sứ sai cách mới đem đến những cái hại khó lường. Chính vì vậy, hãy tham khảo thật kỹ trước khi quyết định bọc sứ để tránh những biến chứng về sau nhé! Khách hàng muốn tư vấn thêm về răng sứ thẩm mỹ vui lòng để lại thắc mắc tại:
Hotline/Zalo tư vấn miễn phí: 0988.358.525
==============================
Facebook:Nha Khoa Việt
Website: nhakhoamegaviet.vn
CÔNG TY TNHH NHA KHOA MEGA VIỆT
- ĐC: 36 Đê La Thành nhỏ, Phương Liên, Đống Đa Hà Nội
TAGS: